Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ gia công hàng hóa

0

Gia công hàng hóa là một hoạt động thương mại quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay. Hình thức gia công hàng hóa thường gặp với các sản phẩm nghệ thuật, đồ gia dụng, sản phẩm đời sống hàng ngày. Theo đó, tùy từng trường hợp dịch vụ gia công mà mức thuế suất thuế giá trị gia tăng cũng sẽ khác nhau từ 0%, 5% hoặc 10%. Bên cạnh những nội dung đã chia sẻ về phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, về thủ tục giảm thuế thu nhập cá nhân, về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp,… nội dung sau đây sẽ chia sẻ về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ gia công hàng hóa.

1. Thuế suất thuế giá trị gia tăng với dịch vụ xuất khẩu

Khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thuế suất thuế GTGT 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều kiện hưởng thuế suất 0% với dịch vụ xuất khẩu (theo điểm b khoản 2 điều 9 thông tư 219/2013/TT-BTC):

– Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

– Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp cần lưu ý, phải phân biệt rõ hàng hóa chịu thuế suất 0% và hàng hóa không chịu thuế bởi chúng có điểm giống nhau đó là doanh nghiệp không phải nộp bất kì một khoản tiền nào về thuế, chính vì điểm giống này mà nhiều kế toán nhầm lẫn hàng hóa chịu thuế suất 0% và hàng hóa không chịu thuế là một.

2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng với dịch vụ cung ứng trong nước

Khoản 4 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thuế suất thuế GTGT 5% như sau: Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Theo đó, khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC(được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ) quy định các hình thức bảo quản thông thường bao gồm: làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ công ty thì có phải hủy hóa đơn không? 

biên bản hủy hóa đơn

3. Kết luận

Căn cứ các quy định trên và nếu trong trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng gia công bao gồm các khâu sơ chế thông thường nêu trên thì dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng gia công cho doanh nghiệp ở nước ngoài nếu có đủ hợp đồng, chứng từ thanh toán thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

Đối với trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng gia công (thực hiện các thao tác như làm sạch, phơi sấy nói trên) cho tổ chức, cá nhân trong nước thì áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5%.

Còn nếu rơi vào trường hợp thực hiện dịch vụ gia công khác (không thuộc dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nêu trên) phải áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.

 

Rate this post
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.