Tổng hợp các ưu điểm của dầm hộp bê tông dự ứng lực

0

Sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày một tăng lên, ở các nước có kỹ thuật xây dựng cầu phát triển nhất được áp dụng phương pháp lắp dựng dầm hộp bê tông dự ứng lực đúc sẵn. 

Phương pháp này mang lại nhiều ưu thế nổi trội hơn như rút ngắn thời gian thi công cùng với sự quản lý chất lượng thi công tốt hơn, giảm thiểu chi phí tối đa. Ở Việt Nam, phương pháp dầm hộp bê tông dự ứng lực đúc sẵn đã được áp dụng tại một số công trình.

Công nghệ lắp dựng dầm hộp bê tông dự ứng lực đúc sẵn

Trong dự án cải tạo nâng cấp QL, theo kết luận trong báo cáo của Tư vấn công trình liên danh Nippon Koei và TEDI: nhờ việc áp dụng phương pháp lắp dựng dầm hộp bê tông dự ứng lực đúc sẵn đã tạo nên thành công, kết quả tốt đẹp nhất cho công trình cầu Kiền.

Do yêu cầu về thời gian thi công chỉ hạn chế nên là tiền đề cho việc áp dụng phương pháp lắp dựng dầm hộp đúc sẵn. Trong số 11 gói thầu xây lắp ở Quốc Lộ 10, cầu Kiền là dự án cuối cùng được đấu thầu. Bởi vậy mà thời gian thi công đã bị hạn chế, thời gian dự tính trong kế hoạch là 30 tháng đã phải giảm bớt xuống còn 24 tháng để toàn bộ các gói thầu trong QL10 phải hoàn thành trước khi hết hiệu lực Hiệp định vay vốn tháng 7/2003.

Bởi vì thời gian bị khống chế nên các phương pháp xây dựng thông thường không có khả thi. Thêm vào đó là thi công phần dưới bị chậm 9 tháng so với tiến độ đề ra nên áp lực về thời gian ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, việc xây cầu đã hoàn thành trước thời điểm dự kiến. Nhờ nhà thầu đã nỗ lực hết sức và tất cả đã hoàn thành xuất sắc công tác lắp dầm đúc sẵn.

2 cách xây dựng trên phương pháp dầm hộp bê tông dự ứng lực

Phương án Longline

Trên bệ đúc có kích thước tương đương với kích thước nhịp cầu cần đúc sẽ được đúc toàn bộ các khối dầm  sẽ tạo ra hình dạng đường cong thực tế của cầu trên bãi đúc. Tất cả các khối sau khi được đúc xong sẽ tách ra để vận chuyển và tháo lắp vào các vị trí.

Phương pháp Shortline

Bệ đúc sẽ đúc được 2 khối dầm liền kề. Ván khuôn đầu dầm của khối đúc mới sẽ là khối đúc cũ nhằm tạo hình dạng đường cong thực tế của cầu. Muốn thực hiện được phương án này thì đòi hỏi người công nhân phải có trình độ tay nghề cao. Chỉ cần một bệ đúc ngắn là có thể thực hiện được, chi phí thấp.

Bệ đúc phải đảm bảo không lún và chính xác kích thước hình học khối dầm và đường cong mặt cầu. Phương pháp Shortline đã được áp dụng trong xây dựng cầu Kiền, móng bệ đúc có 8 cọc khoan nhồi đường kính 0,8m.

Trong quá trình sản xuất dầm thì cần đảm bảo yếu tố hình học và độ chính xác cao. Nếu cần điều chỉnh kích thước hình học của khối đúc thì công tác đo đạc sẽ thực hiện ngay ở bệ đúc. Sự liên kết của độ vồng trước tạo nên từ đường cong đúc khi chế tạo, với kết cấu cầu dây văng đặc biệt quan trọng.

Người ta có thể tính toán vị trí cho 2 khối dầm bên cạnh nhau nhờ vào cao độ liên kết quyết định về độ vồng trước.

Phương pháp dầm hộp bê tông dự ứng lực đúc sẵn là phương án khả thi được áp dụng nhiều trên thế giới hiện nay. Nó vừa giúp đảm bảo kết cấu của công trình lại rút ngắn tiến độ xây dựng. Có thể thấy sự thành công của phương pháp này điển hình nhất là cầu Kiền đã đạt được như mong đợi.

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

Rate this post
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.