Để tạo nên một công trình hoàn hảo đáp ứng về chất lượng lẫn kiến trúc thì đòi hỏi chủ đầu tư phải thật cẩn trọng trong từng khâu một. Trong đó, dầm bê tông dự ứng lực là một trong những phần quan trọng nhất. Tuy nhiên, có khá ít người hiểu trọn vẹn về khái niệm này một cách rõ ràng. Vậy dầm bê tông dự ứng lực là gì? Cùng tìm hiểu tất cả các thông tin về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Dầm bê tông dự ứng lực là gì?
Dầm bê tông dự ứng lực là một cấu kiện gồm bê tông và cốt thép nhưng được áp dụng công nghệ tiên tiến để cho ra sản phẩm mang nhiều ưu điểm nổi trội. Ứng suất và tạo ra lực nén trước để cho cân bằng với một lượng cần thiết ứng suất sẽ bị ảnh hưởng bởi tải trọng bên ngoài. Lúc đó, khi kéo thép cường độ cao ứng suất sẽ được hình thành.
Dầm bê tông cốt thép sẽ có khả năng chịu uốn là nhiều nhất, khả năng chịu nén có nhưng rất ít. Nhược điểm của dầm bê tông cốt thép truyền thống là dễ xuất hiện các vết nứt sớm bởi biến dạng không tương thích giữa bê tông và cốt thép. Dường như dầm bê tông dự ứng lực có nhiều ưu thế nổi trội hơn.
Đối với dầm bê tông cốt thép, chỉ đơn giản được tạo nên từ bê tông và cốt thép theo cấu trúc thiết kế sẵn phù hợp với công trình thi công, nói cách khác chúng làm việc khá thụ động. Còn dầm dự ứng lực thì cũng kết hợp từ bê tông và cốt thép theo phương thức mới mẻ hơn, chủ ý về bê tông tăng cường độ tối đa, cốt thép cường độ cao.
Nguyên lý hoạt động của dầm bê tông dự ứng lực thế nào?
Từ cách kéo cốt thép, người ta sẽ tạo một lực nén trước ở dầm bê tông dự ứng lực. Cốt thép có sự đàn hồi nên chúng sẽ co lại và tạo ra lực nén trước biến thành ứng suất nén trước ở bê tông.
Nó giảm ứng suất kéo hay triệt tiêu đều do tải trọng dùng tác động, điều đó giúp tăng độ chịu kéo của bê tông cốt thép. Nhờ vậy mà tình trạng xảy ra vết nứt được giảm khá đáng kể.
Nhờ phương pháp chế tạo mới này mà tính chất đặc thù của 2 loại vật liệu đều được tận dụng tối đa nhất. Đối với thép sẽ tăng tính đàn hồi, tăng cường độ chịu kéo cao nhất. Còn phần bê tông giòn và cường độ chịu kéo kém so với cường độ chịu nén.
Tựu chung lại, dầm bê tông dự ứng lực được hiểu là tạo cho kết cấu một cách chủ ý về những ứng suất tạm thời. Nhằm mục tiêu tăng cường sự làm việc của vật liệu một cách tối đa trong các điều kiện sử dụng.
Đánh giá ưu điểm nổi trội của dầm bê tông dự ứng lực
- Sử dụng được loại thép có cường độ cao
Loại thép sử dụng trong kết cấu dầm bê tông cốt thép truyền thống thường giảm từ 100 đến 240Mpa. Muốn ứng suất bị mất đi để chỉ còn một phần nhỏ của ứng suất ban đầu thì cần cao từ 1200 – 2000Mpa đối với ứng suất ban đầu của thép. Thép cường độ cao mang các đặc điểm phù hợp với yêu cầu này.
Loại thép cường độ cao có ưu điểm là chịu kéo, chịu uốn, chịu cắt tốt cùng với sức chịu tải lớn. Bên cạnh đó, loại bê tông cường độ cao cũng giảm tình trạng nứt khe do co ngót, mô đun có sự đàn hồi cao, khó biến dạng.
- Dùng bê tông cường độ cao hỗ trợ giảm kích thước tiết diện ngang, giảm trọng lượng cấu hiện giúp thực hiện sự vượt nhịp lớn, tăng hiệu quả tối đa.
- Cải thiện tình trạng nứt khe hơn nhiều so với loại truyền thống. Thậm chí một số cấu kiện đặc biệt sẽ không xuất hiện nứt khe.
- Độ cứng vượt trội nên ít võng, ít biến dạng hơn.
Dầm bê tông dự ứng lực là gì? Hy vọng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho mình. Hãy tham khảo các thông tin trên đây để áp dụng trong thi công công trình nhé.
==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây: